Các khía cạnh cần quan tâm trong đo lường, đánh giá năng lực

Năng lực có vai trò quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Để thiết lập, phát triển các năng lực hiệu quả trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

 

Mục đích nghiên cứu năng lực là gì?

Nhằm đánh giá và chứng nhận cho nhân viên hay phát triển năng lực nhân viên để nâng cao hiệu quả. Mục đích khác nhau sẽ có quy trình thực hiện, khối lượng công việc, tiến độ và chi  phí thực hiện khác nhau.

Thủ tục thiết lập

Nhằm  tạo ra chuẩn mực cho các công việc và nghề nghiệp hay mô tả về các hành vi và thuộc tính cá nhân để xác định chuẩn mực tuyển  chọn/ đánh giá.

Sự quan tâm về công việc hay cá nhân người thực hiện?

Khi đo lường năng lực, chú trọng cá nhân người thực hiện hay chú trọng đặc trưng công việc cụ thể. Nghiên cứu chú trọng làm lợi cho mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp (doanh số,vv…)  hay kết hợp quan tâm đến người lao động, khi nào và năng lực được sử dụng như thế nào, có tác động gì đến sự phát triển của nhân sự.

Phạm vi tiếp cận

Coi năng lực là cụ thể, đặc trưng cho nghề nghiệp và chức năng công việc hay coi năng lực là đặc trưng cho tổ chức.

Cách thức đo lường

Chú trọng có tài liệu minh chứng cho các hoạt động, kinh nghiệm thể hiện năng lực hay xác định mối quan hệ giữa những người có năng lực và kết quả thực hiện

Ai là người đánh giá năng lực

Cấp trên trực tiếp và người thực hiện công việc hay 360 độ. Nếu sử dụng phương pháp 360 độ phản hồi thì nên có phần mềm hỗ trợ để bảo đảm tính khách quan, bí mật, chính xác và nhanh chóng.

Định hướng thời gian

Nghiên cứu được xác định kết hợp mục tiêu hiện tại hoặc ngắn hạn, mục tiêu dài hạn như thế nào.

Sử dụng tư vấn

Phân tích ưu nhược điểm của tự thiết kế tiêu chí, thực hiện đánh giá hay thuê tư vấn để có quyết định phù hợp.

Các quan điểm khi đo lường năng lực

Khi đo lường năng lực, yếu tố chủ quan (quan điểm, mong đợi) của người thiết lập sẽ ảnh hưởng đến phạm vi, mức độ, yêu cầu, số lượng thành phần trong khung năng lực. Ví dụ:

  • Những người theo quan điểm truyền thống: sử dụng những năng lực của những người thành công nhất (thăng tiến nhanh trong tổ chức) làm cơ cở cho việc phát triển năng lực của tổ chức.
  • Những người sáng chế (inventors): chú trọng dự báo tổ chức và quan điểm tổ chức sẽ như thế nào trong tương lai và coi rằng đó là cách tốt nhất để thiết lập mô hình năng lực.
  • Những người theo quan điểm khoa học (scientific) chú trọng xác định đo lường, và phát triển các hành vi thể hiện sự nổi trội của các cá nhân có kết quả xuất sắc.

Trần Kim Dung

Bài viết có bản quyền của KeeView, xin vui lòng ghi rõ nguồn www.KeeView.com khi trích dẫn hoặc đăng lại.

Bài liên quan

Liên hệ

Công ty TNHH Tư vấn và dịch vụ KeeView

217/7 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: 0937.99.60.30

Email: info@keeview.com