Mô hình IPA trong đánh giá năng lực cá nhân

Mô hình 2 chiều của Martilla and Jame (1977) thể hiện tầm quan trọng và mức độ thể hiện của tiêu chí (IPA) được sử dụng để phân tích, so sánh năng lực của cá nhân với yêu cầu năng lực của doanh nghiệp trong hình minh họa.

Theo đó, trục tung là tầm quan trọng của năng lực đối với tổ chức, doanh nghiệp. Trục hoành thể hiện mức độ được đánh giá (yếu hay mạnh) của cá nhân. Kết hợp chung có 4 ô, thể hiện:

 Ở ô A: Những năng lực được coi là then chốt của công ty lại là những năng lực  chưa tốt của bạn, bạn chưa được đánh giá cao. Công ty mong đợi ở bạn nhiều hơn những gì bạn có. Bạn là người khó tham gia vào việc ra các quyết định quan trọng cho công ty hoặc ý kiến của bạn (nếu có) cũng hiếm khi được ghi nhận đánh giá cao. Dường như cả công ty và bạn đều đang phải “chịu đựng” lẫn nhau.  

Ở ô B: Các năng lực mạnh của bạn là các năng lực then chốt cho sự phát triển của công ty. Khi bạn càng có nhiều năng lực mạnh là những năng lực mà công ty cần, bạn luôn được coi trọng, đánh giá cao, bạn luôn có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho công ty và tương ứng cũng được ghi nhận tốt, chế độ ưu đãi tốt hơn những người khác.

Ở ô C: những năng lực không mạnh của bạn cũng may mắn là những năng lực mà công ty không quan tâm, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại. Khi những năng lực của bạn may mắn rơi vào B và C thì đúng là một nơi làm việc tuyệt vời cho bạn phát triển bản thân, phát triển năng lực vì các năng lực công ty cần thì bạn có, các năng lực công ty không cần thì  bạn cũng không có. Sự kết hợp của bạn với công ty thực sự là mối duyên lành, thật may mắn và mang lại lợi ích , ý nghĩa cho cả bạn và công ty.

Ở ô D  những năng lực mạnh của bạn lại là những năng lực không phải là then chốt, chưa được đánh giá cao trong công ty ở thời điểm hiện tại. Như vậy cả bạn và công ty cần cân nhắc: liệu những năng lực này của bạn có cần thiết then chốt cho sự phát triển của công ty trong tương lai không để có chiến lược và quyết định đầu tư đúng đắn. Nếu năng lực của bạn được xếp vào trong A và D thì đúng là không gì có thể trớ trêu hơn: các năng lực công ty cần thì bạn không có, các năng lực bạn có thì công ty không cần. Bạn rời khỏi công ty càng sớm thì bạn càng có cơ hội tìm việc làm, phát triển năng lực bản thân, phát triển nghề nghiệp ở những nơi phù hợp.

 

Martilla, J.A. and  James, J.C., (1977). Journal of Marketing Vol. 41, No. 1 (Jan., 1977), pp. 77-79.

Trần Kim Dung

Bài viết có bản quyền của KeeView, xin vui lòng ghi rõ nguồn www.KeeView.com khi trích dẫn hoặc đăng lại.

Bài liên quan

Liên hệ

Công ty TNHH Tư vấn và dịch vụ KeeView

217/7 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: 0937.99.60.30

Email: info@keeview.com